Du học Nhật - Con số các doanh nghiệp tại Nhật Bản vi phạm quy định đối với tu nghiệp sinh ngày càng nhiều, việc bắt các tu nghiệp sinh làm thêm giờ nhiều hơn so với quy định, hay bắt làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ, trả lương thấp…đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Bộ Lao động- Y tế- Phúc lợi Nhật Bản cho biết trong năm 2008, có tới 1.890 doanh nghiệp nước này bị phát hiện vi pham quy định đối với tu nghiệp sinh nước ngoài, cao gấp 3,7 lần so với năm 2004.
Muốn “được” vi pham
Các cơ quan chức năng Nhật Bản cũng buộc tội các quan chức cấp cao của 36 doanh nghiệp do những vi phạm đặc biệt, cao hơn 2,6 lần so với năm 2007. Bộ Lao động- Y tế - Phúc lợi Nhật Bản dự kiến, sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết hơn nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp cố tình sử dụng tu nghiệp sinh nước ngoài như lực lượng lao động giá rẻ trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay. Lẽ ra, đó phải là tin vui cho các tu nghiệp sinh Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Song, trên thực tế hầu hết các tu nghiệp sinh đều lấy làm lo lắng nếu những quy định chắc chẽ của luật pháp Nhật Bản được thực thi.
Theo lời chị Nguyễn Thị Ngọc Tr., một tu nghiệp sinh đang làm việc tại Công tyYokohama, tiền làm thêm giờ là một phần thu nhập quan trọng của các tu nghiệp sinh. Nếu cứ theo đúng số giờquy định của chính quyền Nhật Bản, thì năm đầu các tu nghiệp sinh chỉ được nhận phụ cấp tu nghiệp là 65.000 Yên/tháng (620 USD). Hai năm sau, khi chuyển sang chế độ thực tập nghề mặc dù tiền lương có cao hơn chút đỉnh, nhưng cũng chỉ khoảng trên 700 USD/tháng là cùng. Trong khi đó, tiền làm thêm giờ thường dao động từ 300-500USD/tháng, thậm chí còn cao hơn.
Những hệ quả khó lường
Mặc dù mục đích chính của chương trình tu nghiệp sinh là đào tạo công nhân kỹ thuật để bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước; nhưng thực tế, một trong những mục đích chính mà các tu nghiệp sinh xác định khi sang Nhật Bản là để... kiếm tiền, cải thiện kinh tế.
Do đó, mặc dù vẫn biết pháp luật Nhật Bản rất nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm trong sử dụng lao động nước ngoài, nhưng phần lớn tu nghiệp sinh Việt Nam vẫn yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải “vượt rào” bố trí giờ làm thêm để tăng thu nhập. Đã từng có những cuộc tranh chấp căng thẳng xảy ra khi chủ doanh nghiệp không đáp ứng yêu sách không phù hợp luật pháp của tu nghiệp sinh.
Ông Trần Quốc Ninh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, từng thừa nhận: “Một số tu nghiệp sinh nhận thức chưa đúng nên khi ra nước ngoài, họ tìm mọi cách, kể cả vi phạm hợp đồng để mong có thu nhập cao, kiếm tiền nhanh. Một số khác tìm cách ở lại sau khi hết hạn hợp đồng”. Trong vòng 17 năm qua, Việt Nam đã đưa khoảng 30.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản, số tu nghiệp sinh được tiếp nhận trong thời gian tới có thể tăng cao. Song, nếu các cơ quan hữu trách không thay đổi trong công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi thì chương trình này sẽ khó lòng được cải thiện.
Việc tu nghiệp sinh đang cần có một biện pháp cải thiên tốt hơn, để không những làm giàu cho bản thân mà còn về phát triển đất nước,. Song, đằng sau nó luôn là những khó khăn cần phải giải quyết để có thể giảm thiểu những hệ lụy không đáng có xảy ra đối với các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét