Hoi nghi truyen hinh - Quảng cáo trực tuyến - du học Nhật - Du hoc Nhat Ban - Ceramic - công dân toàn cầu

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Người bảo lãnh đối với du học sinh khi đi du học nhật bản

Echigo.edu.vn - Người bảo lãnh đối với du học sinh khi đi du hoc Nhat Ban
Người bảo lãnh là đối tượng nhân thân Bố hoặc Mẹ
Các trường hợp sau đây, cần phải liên lạc với người bảo lãnh của du học sinh
-Khi nộp đơn vào trường học tiếng, đại học, trường dạy nghề
-Khi thuê nhà
-Khi xin đi làm thêm
Ở trường hợp khi nộp đơn đi học, có nhiều lý do cần người bảo lãnh là “Bảo đảm tài chính để trang trải chi phí du học”, “Bảo đảm không có vấn đề gì xảy ra khi làm thủ tục cư trú sau khi nhập học”.
Hồ sơ gồm:
-Giấy đảm bảo nhân thân
- Giấy cam đoan
- Giấy chứng nhận công dân của người bảo lãnh
- Giấy chứng nhận nơi công tác của người bảo lãnh…
Nếu như du học sinh không trả được học phí thì người bảo lãnh sẽ phải trả thay, Người bảo lãnh không chỉ đảm bảo cho khả năng tài chính là còn phải đảm bảo tư cách đạo đức của du học sinh, Vì vậy, cần xây dựng một mối quan hệ đáng tin cậy và tránh không gây rắc rối cho người bảo lãnh.
Khi du học sinh muốn thuê nhà, bạn cũn cần phải có “người bảo lãnh liên đới”, không phải chỉ có người nước ngoài mà người Nhật cũng vậy. Trong trường hợp bạn đến ngày mà không thể trả tiền nhà, làm hỏng các thiết bị trong phòng, không có tiền sửa nhà thì chủ nhà có quyền yêu cầu người bảo lãnh liên đới chi trả.
Có những chế độ dành cho những du học sinh có ít người quen là người Nhật khi có những cơ quan hoặc giáo viên ở trường đó nhận bảo lãnh.
Người bảo lãnh đối với du học sinh khi đi du học nhật bản

Bồi thường tổng hợp đối với nhà ở của du học sinh
Tổ chức hỗ trợ giáo dục quốc tế đứng ra thực hiện chế độ này, đề phòng trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn và tránh không phải làm phiền người bảo lãnh. Chế độ bồi thường 1 năm(đóng 4000 yên tiền bảo hiểm) và chế độ 2 năm(đóng 8000 yên tiền bảo hiểm). Người tham gia bảo hiểm này có thể kéo dài thêm 6 tháng(đóng thêm 2000 yên) theo nguyện vọng. Chế độ này dành cho những người có tư cách cư trú visa “du học” tại các trường đại học, cao đẳng, kỹ thuật chuyên nghiệp, dạy nghề.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản.

Bài viết dưới đây là một chia sẻ của một cựu du học sinh Nhật Bản về kinh nghiệm khi du học tại đất nước mặt trời mọc này. 
1. Cơ sở vật chất của các trường đại học Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản được trang bị rất hoàn hảo từ thư viện, phòng máy tính, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đến ký túc xá, nhà ăn, nhà tập thể dục, bể bơi, sân bóng…nhằm phục vụ tốt nhất mục đích học tập, nghiên cứu và nghỉ ngơi của sinh viên. Ví dụ, thư viện được xây dựng khang trang với một kho sách đồ sộ, sinh viên ai cũng có thể mượn sách miễn phí mang về nhà học hoặc học tại thư viện. Phòng máy tính cũng được trang bị rất hiện đại, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được và nhiều nơi còn cho phép sinh viên sử dụng 24/24. Các phòng ốc của các trường đại học luôn được trang bị đầy đủ hệ thống máy lạnh, lò sưởi làm bạn cảm thấy rất thoải mái trong những ngày đông lạnh giá hoặc ngày hè nóng nực.

Kinh nghiệm du học của một cựu du học sinh Nhật Bản
Nhà ăn ở trường cũng rất tiện lợi và rẻ. Rất nhiều sinh viên, không nấu ăn ở nhà mà chủ yếu ăn ở nhà ăn. Ngoài ra, ở trường đại học còn có cả hiệu sách, đại lý bán vé tàu, cửa hàng giặt đồ, cửa hàng văn phòng phẩm, máy rút tiền ATM,… rất thuận tiện. Tại nhà tập thể dục thể thao, bể bơi, sân bóng, sinh viên có thể thư giãn sau những giờ phút học tập căng thẳng.

2. Giờ học
Phần lớn các trường đại học Nhật Bản giảng dạy bằng tiếng Nhật. Cả hai lần du hoc nhat ban, tôi cũng học bằng tiếng Nhật. Khi mới đặt chân tới Nhật, tiếng Nhật chưa đủ, việc nghe giảng của tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sau mỗi giờ học, tôi thường phải mượn vở của những người bạn Nhật, mượn rất nhiều tài liệu tham khảo ở thư viện, về Phòng nghiên cứu để vừa tự ôn lại bài giảng, vừa làm bài tập. Vì vậy, theo tôi, trước khi vào học chính thức tại một trường đại học nào đó, bạn nên cố gắng trang bị càng nhiều tiếng Nhật càng tốt. Ngoài ra, trong các bài giảng của các giáo sư Nhật Bản, bên cạnh sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được sử dụng rất nhiều, và khối lượng sinh viên phải tự học cũng rất lớn. Bạn nên tranh thủ đọc càng nhiều sách tham khảo càng tốt. Kết quả học tập mỗi môn học sẽ được đánh giá thông qua điểm thi giữa kỳ, cuối kỳ, report và cả những phát biểu tại những buổi thảo luận.

3. Làm thêm
Theo tôi việc làm thêm cũng cần thiết đối với những du học sinh tự túc. Tôi cũng làm thêm nhiều việc như làm tại tiệm ăn Việt Nam, dạy tiếng Việt cho người Nhật, dịch tài liệu,… Tiền thù lao làm thêm tại các tiệm ăn thông thường khoảng 800yên/giờ, bao gồm cả ăn trưa hoặc tối. Những công việc khác như dạy tiếng Việt, dịch thuật thì có mức lương cao hơn nhưng rất khó tìm và không phải khi nào cũng có. Đi làm thêm giúp tôi kiếm một phần sinh hoạt phí, nhưng làm thêm còn là một cơ hội tốt cho tôi tìm hiểu xã hội, con người Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh tôi cũng có một vài người bạn do tập trung quá vào việc làm thêm, bỏ bê việc học hành, dẫn đến một kết quả học tập không tốt. Cũng có một số người làm những công việc nguy hiểm. Làm thêm như vậy thì không nên. Ở trường đại học, cũng có chỗ giới thiệu công việc làm thêm cho bạn, bạn thử đến đó tham khảo xem sao.

4. Học bổng
Ngày nay, số lượng du học sinh ở Nhật Bản ngày một nhiều, vì vậy việc xin học bổng cũng ngày càng khó khăn. Qua bảng thông báo của nhà trường, những cuốn sách hướng dẫn tìm kiếm học bổng cho du học sinh và qua thông tin từ bạn bè, tôi đã lập một danh sách những học bổng mà mình thoả mãn điều kiện dự tuyển, sau đó tôi đã nộp hồ sơ xin học bổng rất nhiều lần. Những học bổng có giá trị cao, đối tượng tuyển rộng rãi (không giới hạn quốc tịch, ngành nghề chẳng hạn) là những học bổng rất khó xin. Sau nhiều lần nộp hồ sơ tôi nhận thấy rằng, thành tích học tập cùng với bộ hồ sơ chuẩn bị thật chu đáo là những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được chấp thuận hay không. Bộ hồ sơ xin học bổng thường bao gồm Bảng thành tích học tập, Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài, Bản kế hoạch nghiên cứu, kế hoạch học tập… Vì phải tiến hành nộp đơn nhiều lần, nên theo tôi để tiết kiệm thời gian cho mỗi lần nộp đơn bạn nên luôn chuẩn bị sẵn những giấy tờ nêu trên. Ngoài ra, từ thời điểm nộp đơn xin học bổng đến thời điểm được chấp thuận là một khoảng thời gian khá dài, nên bạn cũng cần theo dõi xem tiến trình đến đâu.

5. Cuộc sống ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở cửa 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi.

Trong suốt thời gian du học, tôi đã sống với một gia đình người Nhật. Nhưng nhiều bạn bè tôi sống trong ký túc của trường. So với nhà thuê ở ngoài, thì ký túc xá chật chội hơi, nhiều trang thiết bị phải sử dụng chung, nhưng tiền nhà ở ký túc xá lại rẻ hơn rất nhiều so với bên ngoài, và ở trong ký túc xá bạn còn có thể kết bạn với nhiều sinh viên người Nhật cũng như sinh viên nước ngoài cùng sống chung ký túc xá. Còn tôi, qua những câu chuyện giao lưu với gia đình người Nhật mà tôi sống chung, không những tôi nâng cao được năng lực tiếng Nhật mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều về văn hoá, sinh hoạt của người Nhật.

Ở Nhật người ta ít sử dụng xe máy. Hệ thống xe buýt và tàu điện ở Nhật Bản rất phát triển giúp bạn đi tới bất cư nơi đâu bạn muốn trên nước Nhật. Nên bạn chỉ cần mua thêm chiếc xe đạp là tiện lợi nhất. Phần lớn sinh viên ở Nhật sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại.

Vào ngày nghỉ, tôi thường tranh thủ đi thăm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, chùa chiền hoặc đi dạo tại các trung tâm mua sắm. Vào những đợt nghỉ dài, tôi hay cùng bè bạn đi du lịch đâu đó hoặc đi nghỉ ở suối nước nóng.

6. Một vài lời nhắn gửi tới các bạn có nguyện vọng du học Nhật Bản
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của internet, các bạn có thể thu thập được bất cứ thông tin gì về du học Nhật Bản. Tôi mong rằng các bạn sẽ thu thập thật nhiều thông tin về du học Nhật Bản sau đó sẽ đề ra một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch du học thật chu đáo. 
Chúc các bạn có một chuyến du học Nhật Bản thành công !

Những điều nên làm và nên tránh khi du học tại Nhật Bản.

Dưới đây là một số điều nên làm và nên tránh khi đi du học tại Nhật Bản có thể giúp ích được phần nào cho các bạn đã và đang có ý định đi du hoc Nhat Ban.

Những điều nên làm và nên tránh khi du học tại Nhật Bản

I. Quá trình học tập tại Nhật bản

Đa số những sinh viên du học tự túc đều phải tuân thủ theo một quy trình học tập như sau:  vào học tiếng Nhật ở các trường dạy Tiếng, sau đó học lên đại học(ngắn hạn hoặc dài hạn), sau khi tốt nghiệp đại học các bạn du học sinh có thể chọn lựa: về nước hoặc là tiếp tục ở lại Nhật làm việc và học tập. Nhìn quy trình có vẻ đơn giản nhưng nếu các bạn không chú ý thì có thể bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào.Theo như những kinh nghiệm của các bạn du học sinh, khi học tập ở Nhật các bạn phải chú ý các điều sau đây:

1) Giai đoạn học Tiếng :
Các trường dạy Tiếng ở Nhật đều tạo điều kiện cho sinh viên du học vừa học tiếng Nhật vừa làm việc để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên có nhiều bạn đã để mất cơ hội này bởi vì nhiều lý do, trong đó 2 lý do cơ bản nhất là : năng lực tiếng Nhật kém không đủ điều kiện làm việc, không tuân thủ quy định của nhà trường. Như vậy nếu như các bạn muốn sau khi đến Nhật du học có thể mau chóng có việc làm thêm thì phải chuẩn bị cho bản thân nền tảng tiếng Nhật khi còn ở Việt Nam và khi qua Nhật trong 1, 2 tháng đầu phải cố gắng học tập, đàm thoại tiếng Nhật thật nhiều với mọi người xung quanh, đặc biệt khi đã được trường cấp quyết định cho phép làm thêm thì phải tuân thủ theo quy định của nhà trường, phải báo cáo chính xác công việc đang làm khi nhà trường  yêu cầu, đồng thời phải giữ vững thành tích học tập, có như vậy công việc mới lâu dài, thu nhập mới ổn định được.Ngoài việc  giúp học viên tìm kiếm việc làm, các trường học Tiếng còn giúp đõ những học viên tốt nghiệp có ý định ở lại Nhật học lên đại học tìm trường phù hợp với nguyện vọng và  chuyên ngành đăng ký.

2) Giai đoạn học đại học :

Sau khi thi đậu vào các trường Đại học của Nhật, các bạn sẽ có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động xã hội. Đây là giai đoạn các bạn phải tích cực sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp với bạn bè xung quanh. Môi trường đại học Nhật Bản tương đối dễ chịu, không gay gắt như các nước khác. Các bạn sẽ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động đội nhóm, làm thêm. Vì thế hãy  tận dụng cơ hội này đi làm thêm để trau dồi khả năng tiếng Nhật, thu thập thêm kinh nghiệm thực tế. Nên tìm cách chớp những cơ hội mở mang kiến thức qua các chương trình du học trao đổi, hay thực tập tại các công ty danh tiếng hơn là tiêu tốn hết các kỳ nghỉ vào các chuyến về thăm nhà. Tuy nhiên các bạn phải tuân thủ đúng quy tắc của nhà trường: ví dụ như tuân thủ thời gian lên lớp…, có như vậy việc tốt nghiệp của bạn mới thuận lợi. Thêm vào đó,  các bạn có ý định làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp cần phải xác định chuyên ngành làm việc và công ty bản thân muốn làm càng sm càng tốt, thời gian hay nhất là bạn nên lựa chọn xong khi kết thúc năm nhất Đại Học, sau đó tích cực gửi hồ sơ xin việc.

Vào năm cuối của khoá học, bạn sẽ nghiên cứu đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giáo sư.Trong thời gian này, bạn phải cố gắng tạo được thiện cảm với giáo sư hướng dẫn, không nên tự quyết định việc gì mà chưa thông qua ý kiến của giáo sư. Có như vậy thì việc tốt nghiệp của bạn mới dễ dàng.

3) Sau khi tốt nghiệp đại học :
-Sau khi tốt nghiệp đại học, các bạn có thể lựa chọn về nước hoặc ở lại Nhật tiếp tục học tập và làm việc. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình du học.

II. Cuộc sống du học :

Đối với các bạn sinh viên du học tự túc thì lúc đầu khi mới đến Nhật cuộc sống tương đối khó khăn, tuy nhiên nếu các bạn cố gắng học tiếng Nhật thật tốt, các bạn có thể kiếm được việc làm thêm giúp tăng thêm thu nhập và có được môi trường rèn luyện tiếng Nhật hiệu quả nhất. Vì thế nếu muốn cuộc sống du học được nhẹ nhàng, thoải mái hơn thì trước khi sang Nhật các bạn phải trang bị cho bản thân vốn tiếng Nhật cơ bản, tốt nhất phải tương đương N4(3kyu). Trường hoặc trung tâm tiếng Nhật nơi bạn học thường tổ chức cho bạn các chương trình homestay (nghỉ tại các gia đình Nhật Bản) trong thời gian từ vài ngày đến một tuần, hoặc các chương trình giao lưu quốc tế gặp gỡ với người Nhật hoặc bạn bè đến từ nhiều nước khác trên thế giới. Đây là dịp rất quý báu để bạn có thể phát triển mối quan hệ với các gia đình và bạn bè Nhật Bản và biết thêm về lối sống của họ. Người Nhật vẫn còn giữ được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống và Á Đông, rất chu đáo và hiếu khách. Nếu chúng ta có được tình cảm với các gia đình homestay trong nhiều năm và được họ coi như là người thân trong gia đình thì khi các bạn gặp khó khăn ví dụ như chưa rõ nhiều điều về cuộc sống tại Nhật Bản, các gia đình homestay sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Nói tóm lại, cuộc sống của các bạn như thế nào đều phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân các bạn.Vì thế rất mong các bạn đã đang và sẽ đi du học hãy cố gắng, nổ lực hết mình, đừng để khó khăn trước mắt đánh bại.

Du học Nhật Bản vừa học vừa làm – Cơ hội dành cho học sinh nghèo có nghị lực

Du học từ xưa tới nay vẫn thường được hiểu chỉ dành cho con em gia đình có điều kiện là giấc mơ xa xỉ đối với con em nông thôn mặc dù nhiều em có năng lực học rất tố. Tuy nhiên, với chương trình du học Nhật vừa học vừa làm của Echigo, ước mơ ấy không còn quá xa vời đối với các bạn học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn …

Đây là chương trình được Việt Nam và Nhật Bản hợp tác triển khai trong một vài năm gần đây. Đến nay, chương trình được nhiều công ty du học Việt Nam cũng như các du học sinh đang học tập tại Nhật Bản đánh giá cao.

Du học Nhật Bản – Sự lựa chọn mới khi không học Đai học tại Việt Nam

Kinh phí là rào cản lớn nhất đối với một gia đình khi nghĩ đến việc đưa con em mình đi du học. Điều đó sẽ phần nào được “hoá giải” nếu lựa chọn được địa điểm và cách thức du học hợp lý.

Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp quốc tế. Chi phí học tập, sinh hoạt không hề rẻ. Nhưng bù lại, Nhật Bản có dân số già, thiếu lao động; chương trình du học này cho phép du học sinh làm thêm và mức thu nhập có thể đủ trang trải cho việc học hành. Với chương trình này, học sinh Việt Nam có thể đăng ký học ở các trường kỹ thuật, trường nghề, cao đẳng, đại học và cao học tại Nhật Bản. Trong thời gian học, nhà trường, công ty tư vấn du học hoặc các tổ chức giới thiệu việc làm, Hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật… hỗ trợ cho du học sinh tìm việc làm.

Với các việc làm thêm như phục vụ quán ăn, nhà hàng, khách sạn, công nhân đóng gói thực phẩm…, du học sinh có thể có thu nhập từ 800 – 1.000 Yên/giờ (tương đương 216.000 – 270.000 đồng). Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh có thể làm thêm 4 giờ/ngày, thấp nhất một du học sinh có thu nhập từ làm thêm là 32 triệu đồng/tháng. Cộng với lao động vào ngày nghỉ, ngày lễ, một học sinh hoàn toàn có thể đủ chi trả kinh phí cho việc học tập, sinh hoạt.

Nhiều việc làm với thu nhập cao

Số tiền ban đầu bỏ ra để du học theo phương thức này khoảng từ 180 – 260 triệu đồng (tuỳ vào từng trường) gồm các khoản học phí, sách vở, đồng phục bảo hiểm cho 1 năm, tiền thuê nhà hoặc ký túc xá, vé máy bay, thủ tục hồ sơ… Nếu năng nổ, ngay sau khi sang Nhật Bản, học sinh có thể đi làm ngay để “lấy lại” số tiền trên.

Điều kiện tham gia chương trình gồm: Tốt nghiệp PTTH hoặc Tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng (là một lợi thế. Qua được buổi phỏng vấn của thầy Hiệu trưởng nhà trường được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Echigo, có hoài bão, nghiêm túc chấp hành phát luật và trật tự xã hội của nước Nhật Bản.

“Một sinh viên học trong nước tốn 3 – 4 triệu đồng/tháng, tổng cộng cũng tốn gần 200 triệu đồng/khoá nhưng ra trường chưa hẳn có được một công việc tốt. Cũng với số tiền đó, nếu gia đình chuyển đổi đầu tư cho học sinh đi du học ở Nhật Bản sẽ đạt cùng lúc được nhiều thứ”.


Một điểm rất đáng chú ý nữa của chương trình này là sau khi học tập tại Nhật Bản, du học sinh được phép ở lại làm việc 5 năm tại đất nước này. Du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể có được việc làm với sự hỗ trợ của các tổ chức việc làm tại Nhật, công ty tư vấn du học hoặc nỗ lực cá nhân của chính du học sinh. Với một thị trường lao động già, còn thiếu như Nhật, một cơ hội việc làm, tăng thu nhập, tích cóp để hỗ trợ cho các bậc phụ huynh ở quê không phải là điều khó khăn.

Những thay đổi mới trong cách xét COE du học Nhật Bản

Trước khi học sinh xin Visa du hoc nhat ban tại Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam học sinh bắt buộc phải nộp hồ sơ xin COE (Certificate of Eligibility – Giấy chứng nhận tư cách lưu trú) tại Cục Nhập Cư Nhật Bản. Đây là một quá trình hết sức khó khăn và gian khổ với vô vàn những quy định thay đổi liên tục.

Để cung cấp thêm thông tin cho các bạn có ý định du học Nhật Bản, chúng tôi xin cung cấp các thay đổi lớn trong cách xét COE từ năm 2010.

Cách chứng minh tài chính

Đối với tất cả du học sinh du học Nhật Bản tự túc đều phải chứng minh được khả năng tài chính của gia đình đủ chi trả cho quá trình theo học tại Nhật. Hình thức chứng minh tài chính được chia làm 3 phần
a) Phần tài khoản trong ngân hàng. 
Trước năm 2010 gia đình du học sinh cần phải có sổ tiết kiệm khoảng 500 triệu và phải được gửi vào ngân hàng trước ngày nộp hồ sơ xin COE khoảng 6 tháng thì hiện nay gia đình du học sinh chỉ cần có sổ tiết kiệm 500 triệu là đủ (Không quy định gửi trước 6 tháng)
b) Phần chứng nhận nguồn thu nhập.
Trước năm 2010 nguồn thu nhập chỉ cần xác định thu nhập ổn định trong 1 năm khoảng 300 triệu thì hiện nay gia đình du học sinh bắt buộc phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định trong 3 năm gần nhất, mỗi năm thu nhập khoảng 300 triệu và phải có giấy xác nhận nộp thuế đầy đủ.
c) Phần người bảo trợ tài chính.
Trước năm 2010 người bảo trợ tài chính cho du học sinh bắt buộc phải là người thân có tên trong sổ hộ khẩu gia đình thì hiện nay quy định này đã nới lỏng đi rất nhiều. Người bảo trợ tài chính có thể là bất kì ai miễn sao du học sinh chứng minh được mối quan hệ ràng buộc với người đó.

Mới đọc qua các quy định mới các bạn có thể cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên với gói “Dịch vụ chứng minh tài chính toàn phần” của Echigo. Các bạn hãy yên tâm khi tham gia du học tại công ty chúng tôi.

Khả năng tiếng Nhật

Ngoài khả năng tài chính đủ cho các bạn trong quá trình học tập tại Nhật Bản thì khả năng tiếng Nhật của các bạn cũng vô cùng quan trọng. Trước đây bất cứ ai cũng có thể đăng kí du học Nhật Bản thì hiện nay Cục Nhập Cư Nhật Bản sẽ ưu tiên cấp COE cho những bạn nào có bằng năng lực tiếng Nhật từ 4 kyu trở lên. Mặc dù các quy định là vậy nhưng lại có những điểm hợp lý đối với du học sinh.

Thứ nhất: Nếu các bạn biết tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản, các bạn sẽ không bỡ ngỡ khi đặt chân đến Nhật Bản và có thể theo kịp được chương trình đào tạo tại Nhật

Thứ hai: Các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc làm thêm để trang trải chi phí trong quá trình du học.

Để đạt được bằng năng lực tiếng Nhật 4 kyu các bạn phải bỏ ra ít nhất 3 tháng học tiếng Nhật nghiêm túc và với 2 kì thi là NAT –TEST và JLPT được tổ chức 6 lần trong 1 năm do đó rất linh hoạt cho các bạn khi lựa chọn các trung tâm tiếng Nhật để theo học.

Độ tuổi du học, Khả năng học vấn, Sơ yếu lý lịch và Lý do du học không nhất quán

Hiện nay Cục Nhập Cư Nhật Bản không có quy định cụ thể về độ tuổi như trước đây, tuy nhiên thông thường là dưới 35 tuổi. Trước đây học vấn của du học sinh không được xem xét kĩ thì hiện nay khả năng học vấn của du học sinh cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình xét hồ của nhân viên Cục Nhập Cư Nhật Bản. Đối với các bạn mới chỉ tốt nghiệp THPT thì tổng kết học bạ phải từ 5.5 trở lên và lưu ý rất quan trọng là lời “nhận xét” của cô giáo chủ nhiệm về ý thức học tập và Đạo đức.

Về sơ yếu lý lịch thông thường du học sinh hay mắc phải một số lỗi như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ… trong các giấy tờ không có tính nhất quán. Thời gian học tập hoặc làm việc không liên tục mà bị gián đoạn, tuy nhiên không giải thích được rõ ràng với Cục Nhập Cư. Về lý do du học không mang tính thuyết phục và thường các nhân viên của Cục Nhập Cư sẽ loại hồ sơ của bạn khi bạn khi ba điều kiện này thông liên kết chặt chẽ với nhau.

Ví dụ: Bạn 26 tuổi, mới tốt nghiệp PTTH, học bạ PTTH của bạn tổng kết 5,1 nhưng cô giáo nhận xét “rất ác” là lười học, hạnh kiểm yếu….v.v.. nhưng bạn lại viết một lý do du học “hoành tráng” là sau khi học xong khóa tiếng Nhật bạn sẽ dự thi vào Đại Học Tokyo (Đại học số 1 của Nhật Bản) thì ngay lập tức Nhân viên xét hồ sơ bạn sẽ không tin bạn và sẽ cho một bạn một lý do trượt hồ sơ hết sức mơ màng là “Không đủ ý chí để theo học tại Nhật Bản”

Ví dụ: Bạn 26 tuổi, mới tốt nghiệp PTTH, học bạ PTTH của bạn tổng kết 5,5 nhưng cô giáo nhận xét bạn là chăm, ngoan, có cố gắng….v.v… lý do du học của bạn là bạn muốn theo học ngành A tại trường Cao đẳng B xa xôi nào đó mà ngay đến Nhân viên xét hồ sơ cũng chẳng biết thì cơ hội đạt COE của bạn rất cao.

Các quy định mới trong việc xét hồ sơ du học Nhật Bản sẽ chỉ gây khó khăn cho các Công ty tư vấn du học Nhật Bản không chuyên. Đối với Echigo là thương hiệu du học Nhật Bản số 1 Việt Nam thì chúng tôi luôn có phương án giải quyết ngay cả khi bạn rơi vào các điều kiện loại COE như trên.

Những hệ quả khó lường khi đi tu nghiệp sinh tại Nhật

Du học Nhật - Con số các doanh nghiệp tại Nhật Bản vi phạm quy định đối với tu nghiệp sinh ngày càng nhiều, việc bắt các tu nghiệp sinh làm thêm giờ nhiều hơn so với quy định, hay bắt làm việc trong ngày nghỉ, ngày lễ, trả lương thấp…đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
Bộ Lao động- Y tế- Phúc lợi Nhật Bản cho biết trong năm 2008, có tới 1.890 doanh nghiệp nước này bị phát hiện vi pham quy định đối với tu nghiệp sinh nước ngoài, cao gấp 3,7 lần so với năm 2004.
Muốn “được” vi pham
Các cơ quan chức năng Nhật Bản cũng buộc tội các quan chức cấp cao của 36 doanh nghiệp do những vi phạm đặc biệt, cao hơn 2,6 lần so với năm 2007. Bộ Lao động- Y tế - Phúc lợi Nhật Bản dự kiến, sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết hơn nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp cố tình sử dụng tu nghiệp sinh nước ngoài như lực lượng lao động giá rẻ trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay. Lẽ ra, đó phải là tin vui cho các tu nghiệp sinh Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Song, trên thực tế hầu hết các tu nghiệp sinh đều lấy làm lo lắng nếu những quy định chắc chẽ của luật pháp Nhật Bản được thực thi.
Theo lời chị Nguyễn Thị Ngọc Tr., một tu nghiệp sinh đang làm việc tại Công tyYokohama, tiền làm thêm giờ là một phần thu nhập quan trọng của các tu nghiệp sinh. Nếu cứ theo đúng số giờquy định của chính quyền Nhật Bản, thì năm đầu các tu nghiệp sinh chỉ được nhận phụ cấp tu nghiệp là 65.000 Yên/tháng (620 USD). Hai năm sau, khi chuyển sang chế độ thực tập nghề mặc dù tiền lương có cao hơn chút đỉnh, nhưng cũng chỉ khoảng trên 700 USD/tháng là cùng. Trong khi đó, tiền làm thêm giờ thường dao động từ 300-500USD/tháng, thậm chí còn cao hơn.
Những hệ quả khó lường
Mặc dù mục đích chính của chương trình tu nghiệp sinh là đào tạo công nhân kỹ thuật để bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước; nhưng thực tế, một trong những mục đích chính mà các tu nghiệp sinh xác định khi sang Nhật Bản là để... kiếm tiền, cải thiện kinh tế.
Do đó, mặc dù vẫn biết pháp luật Nhật Bản rất nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm trong sử dụng lao động nước ngoài, nhưng phần lớn tu nghiệp sinh Việt Nam vẫn yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải “vượt rào” bố trí giờ làm thêm để tăng thu nhập. Đã từng có những cuộc tranh chấp căng thẳng xảy ra khi chủ doanh nghiệp không đáp ứng yêu sách không phù hợp luật pháp của tu nghiệp sinh.
Ông Trần Quốc Ninh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, từng thừa nhận: “Một số tu nghiệp sinh nhận thức chưa đúng nên khi ra nước ngoài, họ tìm mọi cách, kể cả vi phạm hợp đồng để mong có thu nhập cao, kiếm tiền nhanh. Một số khác tìm cách ở lại sau khi hết hạn hợp đồng”. Trong vòng 17 năm qua, Việt Nam đã đưa khoảng 30.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản, số tu nghiệp sinh được tiếp nhận trong thời gian tới có thể tăng cao. Song, nếu các cơ quan hữu trách không thay đổi trong công tác tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi thì chương trình này sẽ khó lòng được cải thiện.
Việc tu nghiệp sinh đang cần có một biện pháp cải thiên tốt hơn, để không những làm giàu cho bản thân mà còn về phát triển đất nước,. Song, đằng sau nó luôn là những khó khăn cần phải giải quyết để có thể giảm thiểu những hệ lụy không đáng có xảy ra đối với các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Vượt qua cánh cửa phỏng vấn xin visa!

Du hoc Nhat Ban - Nếu bạn chuẩn bị đi du học, hãy “dắt túi” những bí quyết sau để có một cuộc phỏng vấn thành công!

Nắm rõ thời gian, địa điểm phỏng vấn


Bạn hãy chú tâm ghi nhớ điều này. Việc nắm rõ thời gian, địa điểm giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và bình tĩnh bước vào buổi phỏng vấn.

“Dự phòng” trước một số câu hỏi


Khi xin visa du học bất cứ nước nào, các thành viên Lãnh sự quán cũng thường có những dạng câu hỏi về thông tin bản thân (tên, tuổi, sở thích…), gia đình (tên của bố mẹ, anh chị, nghề nghiệp của bố mẹ, có sống cùng bố mẹ không?...), kế hoạch học tập tại nước đến du học (về trường học, chuyên ngành học, học phí, về nơi sống ở nước ngoài …); khả năng tài chính (lương tháng của bố mẹ, bố mẹ sẽ cấp bao nhiêu tiền khi bạn đi du học?..); ý định quay trở về Việt Nam; thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp (sự kiện đáng nhớ nhất trong đời, bạn sẽ là ai trong 10 năm tới?...)

Bạn hãy dự phòng những câu hỏi trên và trả lời chúng như đang diễn tập một cuộc phỏng vấn giả. Làm được điều này, bạn sẽ tự tin hơn khi được phỏng vấn thật mà không bị động hay lúng túng.

Giữ tâm lý vững vàng

Dù đang “run” đến thế nào thì cũng hãy cố gắng kìm lại, hít thở thật sâu để lấy sự bình tĩnh vốn có. Bạn cứ “bình thường hóa” tầm quan trọng của cuộc phỏng vấn để “quẳng” đi khối áp lực to đùng. Và để “ghi điểm” nhanh chóng với người phỏng vấn, hãy luôn tỏ ra thân thiện, dễ gần, đừng quên mỉm cười.

Luôn trung thực

Trong buổi phỏng vấn để đi du học, bạn phải trung thực trong tất cả các câu trả lời về bản thân. “Chém gió” là điều tối kỵ! Với kinh nghiệm và khả năng của mình, các viên chức của Lãnh sự quán thừa khôn ngoan để lật tẩy sự không trung thực của bạn.

Chủ động trong mọi câu trả lời

Hỏi gì đáp nấy khiến bạn chẳng khác gì một… “cái máy” và chắc chắn ấn tượng của người phỏng vấn về bạn sẽ rất mờ nhạt. Vì thế, cũng với câu hỏi: “Bạn dự định học chuyên ngành gì?”, thay vì chỉ trả lời cụt ngủn: “Tôi định học công nghệ thông tin” thì hãy “sinh động hóa” câu trả lời bằng việc nói ngắn gọn về lý do chọn ngành học đó, về sở thích, đam mê và sơ qua về định hướng nghề nghiệp…

Câu hỏi đơn giản nhưng bạn cung cấp được thông tin thú vị sẽ giúp gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn. Tất nhiên, một lưu ý nhỏ là bạn chỉ cung cấp lượng thông tin cần thiết, tránh nói lan man, dài dòng, xa câu hỏi.

Hãy “dắt túi” những bí quyết quý báu trên để có một cuộc phỏng vấn xin visa du học thành công, bạn nhé!

Thông tin du học Nhật Bản: Học viện thiết kế Yokohama

Du hoc Nhat Ban - Học viện thiết kế Yokohama đặt tại Nishi-ku, thuộc vùng Yokohama - một cảng biển buôn bán sầm uất, giữ vai trò như một cửa ngõ nối Nhật Bản với thế giới. Đây là một trường lớn, chuyên về thiết kế.
Đặc điểm nổi bật của trường là luôn luôn chú trọng đến sự phát triển năng khiếu của từng sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp sinh viên sớm trải nghiệm thực tế bằng các mối quan hệ đối tác giữa trường với các doanh nghiệp.
Thông tin du học Nhật Bản

du hoc nhat ban
1. Khóa học tiếng Nhật
a. Yêu cầu đầu vào:
- Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N5.
- Tốt nghiệp THPT.
b. Chi tiết khóa học (2 kỳ khai giảng/năm):
- Khai giảng tháng 04:
+ Thời gian học: 1 năm. Học phí: 775.000 JPY (tương đương: 10.000 USD)
+ Thời gian học: 2 năm. Học phí: 1.435.000 JPY (tương đương: 18.000 USD)
- Khai giảng tháng 10:
+ Thời gian học: 1,5 năm. Học phí: 1.101.000 JPY (tương đương: 14.000 USD)
* Học phí trên bao gồm: phí đăng ký ghi danh, phí nhập học, học phí, tiền cơ sở vật chất, bảo hiểm và các phí khác.
2. Khóa học chuyên ngành
a. Yêu cầu đầu vào:
- Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N2.
- Tốt nghiệp THPT.
b. Chi tiết khóa học (thời gian học: 2 năm)
Chuyên ngành đào tạo
Học phí
Thiết kế thời trang
Năm đầu: 1.072.000 JPY ≈ 13.700 USD
Năm thứ 2: 900.000  JPY ≈ 11.500 USD
Thiết kế công nghiệp
Năm đầu: 1.072.000  JPY ≈ 13.700 USD
Năm thứ 2: 900.000  JPY ≈ 11.500 USD
 Vẽ truyện tranh (Manga)
Năm đầu: 1.072.000  JPY ≈ 13.700 USD
Năm thứ 2: 900.000  JPY ≈ 11.500 USD
Tiếng Nhật tổng hợp
Năm đầu: 1.062.000  JPY ≈ 13.580 USD
Năm thứ 2: 910.000  JPY ≈ 11.640 USD
Học phí trên bao gồm: phí đăng ký ghi danh, phí nhập học, học phí, tiền cơ sở vật chất, bảo hiểm và các phí khác.
Học bổng
Sinh viên có thể nhận được học bổng từ các tổ chức sau:
- Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO): 48.000 JPY/tháng ≈  600 USD.
- Tổ chức Ishikawa.
- Học viện YDC (chương trình dành cho sinh viên đăng ký học thẳng chuyên ngành):
+ Sinh viên đăng ký học từ nước ngoài: miễn giảm 100.000 JPY ≈ 1.300 USD
+ Sinh viên từ khoa tiếng Nhật của YDC học lên chuyên ngành: miễn giảm 250.000 JPY ≈ 3.200 USD.
+ Sau 1 năm học, sinh viên đi học chuyên cần (tỷ lệ có mặt tại lớp học trên 90%): thưởng 100.000 JPY ≈ 1.300 USD
Chỗ ở và chi phí sinh hoạt
- Phí đăng ký nhà ở: 20.000 JPY ≈ 250 USD.
- Phí nhà ở: 30.000 JPY/tháng ≈ 380 USD (không bao gồm tiền điện, nước, ga).
- Trường có 5 KTX ở cách trường khoảng 5 phút đi bộ. Dạng phòng: 2 người/phòng; phòng ở được trang bị đầy đủ, hiện đại.
+ Tiền ăn khoảng 15.000 JPY/tháng ≈ 200 USD (tự nấu ăn).
+ Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại khoảng 15.000 JPY/tháng ≈ 200 USD.
H.Phúc
Liên kết: Bảng giá Seo - Du hoc Nhat Ban - Pottery - Giay nam - Giay nu - Đào tạo seo - học tiếng Anh